Khoahoc.VietJack.com xin giới thiệu giáo án bài 14: Xăng-ti-mét. Đo độ dài mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Thầy/Cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán lớp 1. Chúng tôi rất mong sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
BÀI 14: XĂNG TI MÉT – ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
– Giúp học sinh: Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, ký hiệu của xăng–ti–mét (cm). Biết đo độ dài của đoạn thẳng với đơn vị là xăng–ti–mét trong các trường hợp đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Giáo viên và học sinh có thước vạch con (hộp thiết bị). Các bài tập 2, 3, 4 trên bảng lật . Cácbảng nhỏ với hình vẽ AB = 1cm, CD = 3 cm, MN = 6 cm
– Tranh bài 3 trang 16 vở bài tập toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định:
– Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2. Kiểm tra bài cũ:
– Sửa bài tập 3/16 vở bài tập, giáo viên viếtsẵn trên bảng.
– Treo tranh yêu cầu học sinh nhận xét và nêu số còn thiếu và câu hỏi cho bài toán.
– Gọi 1 học sinh lên giải bài toán. Giáo viên hỏi học sinh: Muốn giải bài toán ta cần nhớ điều gì? (Tìm hiểu bài toán – Xem đề cho biết gì, hỏi gì) Bài giải có mấy phần? (lời giải, phép tính, đáp số). Giáo viên nhận xét bài sửa của học sinh.
– Giáo viên giới thiệu bài -Ghi đầu bài
3. Bài mới:
TG |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Giới thiệu xăng ti mét Mt: Học sinh có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, ký hiệu cm – Yêu cầu học sinh đưa thướcvà bút chì để kiểm tra – Cho học sinh họp đội bạn quan sát thước và nêu được – Giáo viên giới thiệu cây thước của mình (giống học sinh) gắn lên bảng. Giới thiệu vạch 0 trên thước và lưu ý trước vạch 0 có 1 đoạn nhỏ để tránh nhầm lẫn khi đo – Giáo viên rê que chỉ lên cây thước giới thiệu với học sinh: Từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 cm, từ vạch 1 đến vạch 2 là 1 cm, từ vạch 2 đến vạch 3 là 1 cm… – Yêu cầu học sinh rê đầu bút chì từng vạch trên thước – Hỏi: Từ vạch 3 đến vạch 4 là mấy cm? – Từ vạch 5 đến vạch 6 là mấy cm? – Từ vạch 8 đến vạch 9 là mấy cm? Hoạt động 2 Mt: Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là cm trong các trường hợp đơn giản – Các em đã biết từng cm trên thước. Đây là thước có vạch chia từng cm (gắn chữ). Xăng ti mét viết tắt là cm (gắn câu) – Giáo viên đưa ký hiệu cm cho học sinh đọc – Giáo viên giới thiệu mặt thước có vạch nhỏ – Gắn tranh đoạn AB có độ dài 1 cm. Giới thiệu cách đặt thước, các đo, đọc số đo. – Giới thiệu 1 cm được viết số 1 trước rồi đến ký hiệu cm – Đọc là mộtxăng–ti–mét – Lần lượt đến đoạn MN = 6 cm – Cho học sinh đọc lại phần bài học trên bảng Hoạt động 3: Thực hành Mt: Học sinh biết đo độ dài đoạn thẳng trên bài tập + Bài 1: Học sinh viết vào vở Bài tập toán ký hiệu cm – Giáo viên viết mẫu. Hướng dẫn học sinh viết vào vở. + Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo – Giáo viên hướng dẫn sửa bài + Bài 3: Đặt thướcđúng – ghi đúng , sai – ghi sai – Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập – Hướng dẫn học sinh quan sát tranh đoạn thẳng và cách đặt thước đúng sai – Giáo viên kết luận về cách đặt thước khi đo + Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo – Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo 1 đoạn thẳng (mẫu) – Giáo viên sửa bài trên bảng lật |
– Học sinh cầm thước, bút chì đưa lên – Học sinh nêu: thước có các ô trắng xanh và bằng nhau. Có các số từ 0 đến 20 – Học sinh quan sát, theo dõi, ghi nhớ – Học sinh rê bút nói: từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 cm, từ vạch 1 đến vạch 2 là 1 cm … – 1 cm – 1 cm – 1 cm – Học sinh lần lượt đọc xăng–ti–mét – Học sinh tự đo trong SGK tự nêu số đo, giáo viên thao tác trên hình để xác định lời học sinh: Đoạn MN dài 6 cm – Học sinh làm bài vào SGK (bút chì) – 1 em lên bảng làm bài – Học sinh tự làm bài vào SGK (bút chì) – 1 học sinh lên bảng sửa bài và giải thích vì sao đúng, vì sao sai? – Học sinh tự làm bài trong SGK (bút chì) - 1 em lên bảng sửa bài |
4. Củng cố dặn dò:
– Hôm nay em học bài gì? Xăng–ti–mét viết tắt là gì?
– Đọc các số: 3 cm, 5 cm, 6 cm
– Dặn học sinh về nhà làm bài tập ở vở bài tập
– Chuẩn bị bài: Luyện tập
5. Rút kinh nghiệm